Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Bản tin truyền thanh của đài truyền thanh xã Tân Khánh

2024-06-27 08:01:00.0

Đây, là đài truyền thanh xã Tân Khánh, phát trên sóng FM, tần số 99,0 MHZ

Kính chào toàn thển hân dân xã Tân Khánh, mời toàn thể nhân dân lắng nghe, chương trình phát thanh, do đài truyền thanh xã Tân Khánh thực hiện.

 

Kính thưa toàn thể nhân dân. Sau đây, UBND xã Tân Khánh, tuyên truyền tới toàn thể nhân dân xã Tân Khánh về các biện pháp àn toàn điện

1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn điện

Điện năng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hiện đại, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động từ nhà ở, công sở đến các khu công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được sử dụng an toàn.

An toàn điện là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và trang bị kiến thức về an toàn điện là vô cùng cần thiết.

Việc tuân thủ và đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn điện giúp:

  • Bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người: Dòng điện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Do đó cần đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp đảm bảo an toàn điện
  • Bảo vệ tài sản và môi trường: Nguy cơ cháy nổ có thể gây mất mát về tài sản đồng thời gây hậu quả nặng nề cho môi trường sống và làm việc.

2. Các biện pháp đảm bảo an toàn điện

2.1 Lắp đặt hệ thống điện an toàn

  • Lựa chọn dây điện:
    • Sử dụng dây điện có chất lượng tốt, phù hợp với công suất sử dụng.
    • Dựa vào tiết diện dây, khả năng chịu tải, chất liệu lõi và vỏ bọc để chọn dây phù hợp. Tham khảo ý kiến chuyên gia điện nếu cần thiết.
  • Lắp đặt hệ thống dây điện:
    • Ưu tiên đi dây âm tường, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn.
    • Tránh để dây điện chằng chịt, gây nguy hiểm.
    • Sử dụng ống gen cách điện để bảo vệ dât khỏi tác động môi trường
  • Lựa chọn thiết bị điện:
    • Sử dụng các thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
    • Chọn thiết bị phù hợp với công suất sử dụng và có chứng nhận an toàn.
  • Lắp đặt cầu dao, cầu chì:
    • Sử dụng cầu dao, cầu chì phù hợp với công suất của hệ thống điện.
    • Lắp đặt ở vị trí dễ dàng thao tác khi cần thiết.
  • Lắp đặt ổ cắm điện:
    • Sử dụng ổ cắm và dây dẫn đủ chất lượng, đảm bảo chịu được tải trọng và không gây ra nguy cơ chập cháy.
    • Sử dụng ổ cắm điện có nắp che an toàn, tránh trẻ nhỏ nghịch ngợm.
    • Lắp đặt ổ cắm ở vị trí cao, phù hợp với tầm sử dụng.

2.2. Kiểm Tra Hệ Thống Điện Định Kỳ

Việc kiểm tra hệ thống điện định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an toàn. Một số điểm cần chú ý trong quá trình kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm Tra Dây Dẫn và Các Thiết Bị Điện: Đảm bảo rằng dây dẫn và các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc được kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của hỏng hóc hoặc mòn.
  • Vệ Sinh Các Thiết Bị Điện: Loại bỏ bụi bẩn và mỡ trên các thiết bị điện để tránh nguy cơ cháy nổ.
  • Không nên tự ý sửa chữa hệ thống điện: Việc tự sửa chữa hệ thống điện có thể có nhiều rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn về tính mạng nếu chúng ta không có đủ chuyên môn, đồ bảo hộ đầy đủ.

2.3 Sử dụng điện an toàn:

  • Tránh sử dụng điện khi tay ướt hoặc đang đứng trên sàn nhà ẩm ướt:
    • Nước là môi trường dẫn điện tốt, nguy cơ bị điện giật cao.
    • Sử dụng găng tay cao su hoặc dụng cụ cách điện khi thao tác với điện.
    • Tránh đặt các thiết bị điện gần nước hoặc trong môi trường ẩm ướt.
  • Tránh sử dụng chung ổ cắm điện cho nhiều thiết bị có công suất lớn:
    • Gây quá tải, dẫn đến nguy cơ chập cháy, hư hỏng thiết bị và nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng:
    • Tiết kiệm điện năng và giảm nguy cơ chập cháy do quên tắt thiết bị.
  • Tránh để các vật dụng dễ cháy gần nguồn điện:
    • Nguy cơ hỏa hoạn cao khi xảy ra sự cố điện.

2.4 Trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn điện:

1. Tham gia các khóa học về an toàn điện giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng điện an toàn.

  • Các khóa học này cung cấp cơ hội thường xuyên cập nhật kiến thức mới, tiếp cận các phương pháp mới nhất để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng điện.
  • Nên tham khảo các khóa học được tổ chức bởi các cơ sở uy tín hoặc các buổi tổ chức tuyên truyền từ cấp phường, xã để đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của khóa học.

2. Nắm rõ các nguyên tắc phòng chống cháy nổ do điện

  • Hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa cháy nổ do điện.
  • Trang bị kiến thức về sử dụng bình chữa cháy.
  • Nguyên nhân cháy nổ do điện:
    • Chập điện
    • Quá tải
    • Sử dụng thiết bị điện không an toàn
    • Lắp đặt hệ thống điện không đúng kỹ thuật
  • Cách phòng ngừa cháy nổ do điện:
    • Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện
    • Sử dụng thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt
    • Lắp đặt hệ thống điện theo đúng kỹ thuật
    • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống điện
  • Kiến thức về sử dụng bình chữa cháy:
    • Các loại bình chữa cháy
    • Cách sử dụng bình chữa cháy                                

3. Biết cách xử lý các tình huống nguy hiểm do điện gây ra:

  • Nắm rõ các bước xử lý khi bị điện giật, cháy nổ do điện.
  • Ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp để liên hệ khi cần thiết.
  • Cách xử lý khi bị điện giật:
    • Ngắt nguồn điện ngay lập tức
    • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân
    • Thực hiện CPR nếu cần thiết
    • Gọi cấp cứu y tế

 

  • Cách xử lý khi xảy ra cháy nổ do điện:
    • Ngắt nguồn điện ngay lập tức
    • Sử dụng bình chữa cháy để dập lửa
    • Báo động cho mọi người xung quanh
    • Di chuyển đến nơi an toàn
    • Gọi cho lực lượng phòng cháy chữa cháy

Việc trang bị kiến thức và kỹ năng về an toàn điện là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi những nguy hiểm do điện gây ra. Vì vậy mỗi người dân chúng ta hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

 Kính thưa toàn thể nhân dân, tiếp theo UBND xã Tân Khánh, tuyên truyền Mục đích của Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế, xã hội của 53 dân tộc thiểu số, năm 2024 tới toàn thể nhân dân.

 

1. Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, viết gọn là Điều tra dân tộc thiểu số 202, được thực hiện nhằm các mục đích:

- Thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030.

 - Làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

2. Phạm vi điều tra

Điều tra dân tộc thiểu số 2024 được thực hiện tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2021, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt. Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và 03 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh.

3. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra của Điều tra dân tộc thiểu số 2024 bao gồm:

- Hộ dân cư người dân tộc thiểu số;

- Nhân khẩu thực tế thường trú tại các hộ dân tộc thiểu số, tính đến thời điểm điều tra, bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, hiện đang ăn, ngủ tại hộ, không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an;

- Tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục của xã thuộc khu vực III, khu vực II và khu vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và các xã không thuộc các khu vực trên nhưng có địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

4. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra của Điều tra DTTS 2024 bao gồm:

- Hộ dân tộc thiểu số, bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.

Hộ dân tộc thiểu số được quy định trong cuộc điều tra này là các hộ đáp ứng ít nhất một trong ba điều kiện: Chủ hộ là người dân tộc thiểu số; Vợ hoặc chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số; Hộ có tỷ lệ thành viên là người dân tộc thiểu số chiếm từ 50% trở lên.

- Ủy ban nhân dân xã thuộc khu vực III, khu vực II và khu vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và các xã không thuộc các khu vực trên nhưng có địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

5. Loại điều tra

Điều tra dân tộc thiểu số 2024 là điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu.

- Điều tra toàn bộ: Được thực hiện tại tất cả các xã thuộc khu vực III, khu vực II và khu vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và các xã không thuộc các khu vực trên nhưng có địa bàn dân tộc thiểu số được chọn điều tra để thu thập các chỉ tiêu về dân số theo dân tộc thiểu số.

- Điều tra chọn mẫu được thực hiện trên phạm vi tương tự như điều tra toàn bộ: Quy mô mẫu được phân bổ bảo đảm mức độ đại diện đến cấp huyện về một số chỉ tiêu nhân khẩu học của các dân tộc nói chung và từng dân tộc thiểu số chủ yếu trong huyện nói riêng. Riêng đối với dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10.000 người trên toàn quốc theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số này tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

6. Thời điểm và thời gian điều tra

Thời điểm điều tra:  từ tháng 6 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024.

7. Phương pháp thu thập thông tin

Điều tra dân tộc thiểu số 2024 sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp.

- Đối với Phiếu hộ: Điều tra viên đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh.

Đối với những người tạm vắng trong suốt thời gian điều tra, điều tra viên có thể hỏi những người khác trong hộ, hoặc dựa vào những tài liệu do người thân hoặc chính quyền cung cấp để ghi phiếu điều tra.

- Đối với Phiếu xã: điều tra viên đến gặp những người có trách nhiệm cung cấp thông tin của UBND xã để thu thập thông tin và điền vào phiếu điện tử trên Trang thông tin điện tử của cuộc điều tra.

 

Trên đây, là bản tin truyền thanh, của đài truyền thanh xã Tân Khánh, cám ơn nhân dân đã lắng nghe.!

 



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 261045